PHÁT HUY NĂNG LỰC BẢN THÂN
Hãy tập trung vào mặt mạnh của mình
Một cây nọ mọc cheo leo trên vách đá, thân nhỏ, cong queo và cằn cỗi. Tất cả các cây khác so với nó lớn hơn và đẹp hơn nhiều. Nó mong mỏi cũng được như chúng bạn, hào hoa, tao nhã nô đùa trong gió.
Rễ nó bám vào chút đất đọng trong khe đá. Bao giờ cũng chỉ có một cơn gió rét buốt lùa qua cành lá của nó. Nó nhận được những tia nắng ít ỏi chỉ có nửa ngày, vì cứ sau buổi trưa mặt trời lại biến mất sau khối đá, để toả nắng cho tất cả các cây khác trên sườn núi. Do vậy cây con không lớn lên được và đổ lỗi cho số phận của mình.
Vào một buổi sáng, khi nó ngắm nhìn thung lũng và đón nhận những tia nắng dễ chịu đầu tiên, nó chợt nhận ra một điều làm nó sung sướng: Nó có được một cảnh quan thật rực rỡ. Không có một cây nào khác lại có thể nhìn xa như nó.
Mỗi một người phải biết cách sống với những tài năng của mình. Chúng ta phải biết tập trung vào những điều ta có thể, ta am hiểu và tinh thông. Thông thường, con người ta hay có khuynh hướng chú ý nhiều hơn vào những điều mà họ không thể, không am hiểu và không tinh thông.
Một nguyện vọng vô nghĩa
Nhiều người nghĩ rằng cuộc sống sẽ đơn giản hơn nhiều, nếu họ được trời cho nhiều năng lực, nhiều tài năng hơn và một bản chất khác hơn.
Những gì chúng ta làm được từ những cái hiện hữu
Bạn sẽ luôn thấy rằng một vài người có tài năng nhiều hơn người khác. Sẽ chẳng giúp gì cho anh ta khi anh ta đòi hỏi “sự công bằng”, vì một mặt ta không biết chắc những người khác phải trả giá như thế nào cho tài năng, mặt khác chúng ta luôn có được những tài năng mà người khác không có.
Bạn có thể ngồi tại nhà và mong cho mình có những tài năng khác. Nhưng điều đó không làm thay đổi được tương lai. Giống như trong một cuộc chơi bài. Người chơi bài may mắn có được những con bài tốt nhất chỉ thắng cuộc lúc đầu. Rốt cuộc bao giờ người chơi giỏi nhất sẽ thắng cuộc.
Dạo ấy có một học sinh, em không thể theo kịp lớp trong môn tiếng Anh. Phương pháp dạy ngoại ngữ của nhà trường em không tiếp thu được. Em là một học sinh dốt nhất lớp. Em thường mong sao có sự “nhạy cảm” với môn ngoại ngữ. Sau đấy em sang sống một thời gian tại Mỹ.
Sự kiên nhẫn còn hơn cả tài năng
Không phụ thuộc vào những con bài mình có, bạn vẫn có thể thắng trong ván bài. Có lẽ điều đó đòi hỏi phải có thời gian và bạn phải làm việc với những con bài vất vả hơn.
Bạn hãy bắt đầu từ nơi bạn đang đứng. Và lo sao cho công việc tốt hơn. Mỗi ngày một ít. Bạn đừng chờ đợi hoàn cảnh khá hơn, mà hãy tạo ra hoàn cảnh như mình mong muốn.
Chúng ta cần tránh ca ngợi tài năng của người khác. Bởi vì hầu hết chúng ta không biết chắc sự thành công của họ do ở tài năng và do ở sự khổ luyện dẫn đến ở mức độ khác nhau như thế nào. Người thành đạt trong mọi trường hợp đều thống nhất rằng: những thành tích đặc biệt khác thường trước hết là do rèn luyện.
Thế mạnh và nhược điểm
Mỗi người chúng ta đều có thế mạnh và nhược điểm. Nhiều người chú trọng vào nhược điểm và nghĩ rằng nhược điểm là nguyên nhân vì sao họ không thể thành đạt.
Một tin vui cho bạn: đối với những thắng lợi của chúng ta thì hầu hết những những nhược điểm là vô nghĩa. Bó hồng đẹp nhất không phải là bó hồng ít có gai nhất, mà là bó hồng có những bông hồng sặc sỡ nhất.
Không có ai giàu có lên chỉ vì họ đã xoá bỏ được những nhược điểm. Không phải chỉ những nhược điểm của bạn làm bạn trở nên giàu có, mà là những thế mạnh của bạn.
Nếu bạn xoá đi được một nhược điểm, bạn đã đạt được điều gì? Chẳng có gì cả, ngoài việc bạn không còn mắc nhược điểm nọ. Qua đấy bạn cũng chẳng có lắm tiền và nhiều thành công hơn. Bạn sẽ còn làng nhàng bậc trung cho đến khi bạn đã phát huy thế mạnh của mình. Chúng ta cần xây dựng thế mạnh của mình, nó giúp chúng ta trở nên giàu có.
Bạn đừng đổ lỗi cho những nhược điểm của mình. Có vô số người có nhược điểm như bạn, song họ đã sống hạnh phúc. Tất nhiên bạn cũng không thể coi thường nhược điểm của mình, nếu không nó sẽ phá hoại thành quả của mình.
Bạn hãy tập trung vào những thế mạnh của mình. Hãy biết kiến tạo những thế mạnh ấy. Bạn hãy tìm đến với những người có thể giúp bạn rèn luyện trên lĩnh vực bạn có ưu thế. Hãy sát cánh với họ, hãy để họ tiếp sức và khích lệ mình.
Hành động theo dõi chúng ta
Tất nhiên bạn sẽ nhận định rằng hầu hết mọi hoàn cảnh, tình huống phải do ta tự chịu trách nhiệm. Điều đó đúng với cả những tình huống tốt, cả những tình huống không mấy như ý.
Trong đấy còn tuỳ thuộc vào mối quan hệ và triển vọng của những hoàn cảnh. Có khi khuyết điểm và thất bại lại có thể là bài học cho tương lai. Nó như trong ván bài. Một mình lá bài thì nó cũng chẳng tốt cũng chẳng xấu, chỉ khi lên bài mới có thể nói các quân bài có hợp nhau không.
Sự so sánh bất lợi với người khác
Chúng ta so sánh chúng ta với những người khác với hy vọng sẽ thành công hơn. Thực tế trong khi so sánh chúng ta thường có nhận định chúng ta hơn hoặc thua người khác. Cả hai kết quả đều bất lợi.
Nếu chúng ta nhận định mình trội hơn người khác, như vậy chúng ta xem như đã thành công trong hoàn cảnh hiện tại. Ở đây, vấn đề thước đo hơn kém phải được đặt ra. Bởi vì rất có thể phía bên kia đã ngừng hoạt động để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, hoá ra chúng ta chỉ ẩn nấp đằng sau sự thất bại của người khác.
Nhưng nếu chúng ta cảm thấy thua kém trong khi so sánh, điều đó cũng chẳng mấy lợi ích. Lúc nào chúng ta cũng có thể tìm ra những người hơn hẳn chúng ta ở một lĩnh vực nhất định nào đấy. Trong trường hợp này rất có thể chúng ta đánh mất lòng dũng cảm và sự tự tin.
Tính độc đáo
Không có ai khác lại giống bạn. Không có ai lại có thể và sẽ thực hiện những nhiệm vụ giống hệt bạn đã thực hiện những công việc ấy bằng cách của bạn. Khả năng của bạn vì vậy được hình thành từ những kinh nghiệm bản thân và sự đúc kết của những người khác.
Có lẽ bạn sẽ phản đối rằng: “Nhưng mà những gì tôi đã làm đến nay thì người khác cũng có thể làm được”.Điều đó chưa hẳn đúng. Nhưng quan trọng hơn lại là chuyện khác: Bạn đã làm việc ấy!
Bạn đừng bao giờ mong muốn thế mạnh của những người khác, mà hãy tự tạo dựng nên thế mạnh của riêng mình. Vấn đề còn lại phát sinh từ sự so sánh với người thường là thói suy bì và lòng ghen ghét.
Tính ghen tị
Tính ghen tị luôn bắt nguồn từ sự mặc cảm thua kém người khác. Tiền đề của nó là sự thiếu tự tin. Người được mệnh danh là hạng yếu kém liền tìm cách liên kết với những người họ cho rằng ở đẳng cấp cao hơn. Ai cảm thấy mình thua kém, người đó chỉ có hai khả năng hoà nhập với người ở đẳng cấp cao: anh ta trèo lên đẳng cấp trên hoặc anh ta kéo họ xuống cùng mình.
Điều xấu xa, tệ hại ở tính ghen tị không chỉ ở sự hạ bệ của những người thành đạt. Hơn nữa người ghen tị còn tự đánh mất khả năng tự cải thiện mình. Thay vì cố gắng rời bỏ đẳng cấp của mình, anh ta lại lợi dụng khả năng của mình để hạ bệ người khác.
Sự ghen tức
Sự ghen tức, nếu không quá lời, là một dạng của sự nghi ngờ và sợ hãi bản thân mình không đủ phẩm chất. Cảm giác này cũng xuất hiện khi người ta quá quan tâm so sánh mình với người khác.
Chúng ta thường lầm tưởng sự ghen tuông là biểu hiện chân thành của một tình yêu đích thực. Điều đó sai: nơi nào sự sợ hãi còn ngự trị và con người bị gò bó thì nơi ấy tình yêu không thể đơm hoa kết trái.
Những ai từ trong tâm khảm cảm thấy mình hèn mọn và tự coi thường mình, cũng sẽ coi thường người khác. Người ghen tức luôn tìm nguyên cớ để ghen tức. Như người ghen tị muốn huỷ diệt người giàu sang, thì người ghen tức phá huỷ hạnh phúc của chính mình và hạnh phúc của người tưởng là được yêu mến.
Còn có người lạm dụng lòng tin của người khác. Sự trói buộc không thể là một giải pháp. Nếu người ta không hoà hợp được với nhau hoặc không đáp ứng nhu cầu của người khác, thì tốt hơn là chia tay.
Nếu chúng ta nhận thức được bao nhiêu sự đẹp đẽ và tiềm năng có ở nơi chúng ta, chúng ta sẽ cảm nhận những ân huệ, hạnh phúc vì sự bình yên. Ở những người hay ghen tị thì không bao giờ có được cảm nhận đó.
Hình như bạn khó lòng mà thay đổi được hoàn cảnh.
Thực hành
Hôm nay tôi tôi sẽ luyện tập khả năng tập trung vào thế mạnh của mình bằng cách quyết tâm thực hiện các bước sau:
1 – Tôi tự hiểu những thành quả của tôi không mấy phụ thuộc vào tài năng mà vào những gì tôi làm được trong hoàn cảnh của mình. Tôi không đổ tại cho số phận.
2 – Tôi lập ra một danh mục với tất cả mặt mạnh, mặt yếu của mình. Đối với những nhược điểm tôi tìm một giải pháp. Tôi quan tâm tới việc xây dựng các thế mạnh của mình, bằng cách tôi giao lưu với những người có thể động viên tôi.
3 – Tôi khái quát lại toàn bộ hoàn cảnh cuộc sống của tôi và cân nhắc xem điều gì tôi có thể thay đổi. Rồi tôi đặt cho mình một kế hoạch hợp lý. Cái gì phải được hoàn thành không quan trọng mà cái quan trọng là bắt tay làm ngay việc gì.
4 – Đối với những điều tôi không thể thay đổi, tôi sẽ từ bỏ. Tôi mỉm cười hôm nay, nếu trời mưa, bởi vì tôi biết rằng nếu tôi không mỉm cười thì trời vẫn cứ mưa.
5 – Tôi kiểm tra lại mình liệu tôi có ghen tị hay ghen tức không? Những cảm giác này không dễ bị gạt bỏ, nhưng tôi có thể xua đuổi nó, bằng cách tập trung vào bản sắc riêng của mình vào năng lực của mình. Tôi tự trả lời câu hỏi bằng giấy mực: “Tại sao tôi không biết sự độc đáo, sự cá biệt của bản thân mình”?